Gừng mọc mầm, dập nát
Chúng ta thường bắt gặp những củ gừng mọc trong bếp, có điều, gừng đã mọc mầm cũng không còn giá trị dinh dưỡng gì nữa. Gừng bị nẫu, mọc mầm mặc dù vẫn còn vị cay nhưng cũng nguy hiểm nếu dùng vì nếu chế biến nó có thể sinh ra chất lưu huỳnh, độc tố gây tổn thương cho gan.
Lưu ý khi gừng đã mọc mầm, nên nhanh chóng bỏ đi và tránh không dùng gừng mốc hỏng.
Nhiều nghiên cứu thấy rằng do quá trình dập nát, cũ hỏng mà bên trong củ gừng đã xảy ra một chất độc hại có tên là shikimol.
Khi ăn loại gừng này, dạ dày và ruột hấp thụ được rất ít chất dinh dưỡng, có khi nó còn làm cho tế bào gan nhiễm độc và biến tính, tổn hại tới công năng bài tiết của gan. Vì vậy, khi chọn gừng, bạn cần chọn gừng tươi, bề ngoài không bị héo, dập nát, mục nhũn.
Khoai tây mọc mầm rất nguy hại
Mầm khoai tây có chứa solaine – một loại glyco-alkaloid đắng và độc, độc gấp 50 lần hàm lượng khoai tây bình thường, vượt xa tiêu chuẩn an toàn cho phép. Chất độc này sẽ tập trung ở phần châm mầm, ở lớp vỏ xanh phía ngoài làm cho khoai tây bị đắng và độc tới mức không dùng được.
Sau khi ăn sẽ có những triệu chứng khô rát họng, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng tiêu chảy, viêm dạ dày cấp… Nếu nghiêm trọng còn có triệu chứng sốt, khó thở, co giật…, phải kịp thời đến bệnh viện để tránh nguy hiểm tính mạng.
Các chuyên gia khuyên, khi chọn mua khoai tây, nên mua những củ khoai tây cầm lên thấy nặng, chắc tay và lành lặn, vỏ trơn nhẵn, có màu vàng là những củ khoai tây còn tốt, ăn sẽ ngon. Tuyệt đối không được mua những củ khoai tây kém tươi, bị mọc mầm xanh.
Khi dùng khoai tây phải khoét bỏ phôi mầm và chỗ vỏ xanh trên của khoai tây rồi xắt ngâm trong nước lã 1 giờ. Khi chế biến nên tra vào nồi một thìa giấm ăn và ninh kỹ mới triệt được những chất độc trong củ khoai tây.
Khoai môn
Thực tế cho thấy, bản chất khoai môn là loại củ đã mọc mầm, chỉ là khi sử dụng người ta cắt bỏ phần thân và lá. Nhưng nếu lại mọc mầm lần nữa thì các chất dinh dưỡng trong nó ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng, chưa nói đến hương vị cũng đã biến chất.
Lưu ý khoai môn mọc mầm có thể dùng nhưng tốt nhất nên tránh.
Mầm khoai lang có chứa độc tố
Các chuyên gia khuyến cáo là không nên ăn vì mầm khoai lang vì có chứa độc tố. Chất độc này có thể gây nôn mửa, đau bụng. Nếu thấy khoai có mầm, hãy khoét bỏ phần mầm đi và ngâm khoai trong nước muối rồi mới sử dụng.
Để tránh khoai lang bị mọc mầm cần bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh sáng, tránh gió, nơi ẩm, bí hoặc quá nóng.
Lạc
Lạc là một loại thực phẩm dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể người. Tuy nhiên, thủ phạm gây lạc mốc là một loài nấm mốc rất nguy hiểm có tên là aspergillus flavus tiết ra độc tố aflatoxin cực kỳ nguy hiểm. Độc tố này chủ yếu gây nhiễm độc gan. Aflotoxin còn là độc tố gây ung thư rất bền ở nhiệt độ cao.
Quá trình mọc mầm không chỉ khiến cho dinh dưỡng của lạc bị giảm thấp mà còn làm hàm lượng nước tăng cao, dễ gây nhiễm độc, thậm chí còn làm tăng nguy cơ gây ung thư gan.
Đề phòng lạc bị mốc và mọc mầm, sau khi thu hoạch phải kịp thời phơi khô đến mức chứa lượng nước an toàn, cất giữ ở nơi khô ráo, thoáng mát để tránh nhiễm khuẩn
Hành mọc mầm sẽ mất vị thơm
Đối với các loại củ sử dụng làm gia vị trong các bữa ăn hằng ngày như tỏi, hành khô… khoa học đã chứng minh khi củ mọc mầm không gây độc tố.
Tuy không độc nhưng khi ăn phải hành mọc mầm sẽ không mang lại giá trị dinh dưỡng. Nguyên nhân là do khi bị mọc mầm, các chất dinh dưỡng sẽ được nuôi cái mầm đó nên khiến hành bị xốp, ọp, mất đi chất tinh dầu không còn thơm ngon và dậy mùi nữa. Bởi vậy, mọi người cũng không nên ăn hành khi đã mọc mầm.
Cách bảo quản các thực phẩm tránh hạn chế mọc mầm
Gừng: Có 2 loại gừng già và gừng non. Gừng già không thích hợp bảo quản lạnh, có thể để nơi thoáng gió hoặc vùi trong cát. Gừng non có thể bọc trong túi bảo quản để ngăn mát tủ lạnh.
Tỏi: Có thể để trong túi lưới, treo nơi thoáng mát trong phòng, hoặc bảo quản trong chậu sành có lỗ thông hơi. Trong thành phần của tỏi có chất allicin, có chức năng tự sát khuẩn nên không dễ hư hỏng.
Hành: Chủ yếu là bảo quản khô. Phần lớn hành khi đã qua mùa thu hoạch đều được phơi khô hoặc sấy khô. Khi mua về, trước tiên loại bỏ lớp vỏ già, vỏ bị hỏng, căn cứ vào mức độ khô ẩm của hành mà xác định xem có cần tiếp tục làm khô.
Khi khô ở mức 70% có thể xếp từng lớp ở nơi khô ráo thoáng gió, nếu bảo quản lâu cần chú ý đến nhiệt độ và ẩm ướt.
Châu Anh (th)
Hành mọc mầm có ăn được không? Hành là loại gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn, tuy nhiên khi thấy hiện tượng mọc mầm mọi người nên hạn chế sử dụng.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học & Công nghệ Thực phẩm, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết, các loại củ sử dụng làm gia vị trong các bữa ăn hằng ngày như tỏi, gừng, riềng, hành khô… khoa học đã chứng minh khi củ mọc mầm không gây độc tố.
Tuy nhiên nếu có điều kiện thì nên dùng hành khô hoặc tươi, bởi khi bị mọc mầm, các chất dinh dưỡng sẽ được nuôi cái mầm đó, vì thế hành bị xốp, ọp, mất đi chất tinh dầu nên không còn thơm ngon và dậy mùi nữa.
Xem Tắt
- 1 Hành mọc mầm có ăn được nhưng chất dinh dưỡng đã mất đi rất nhiều
- 2 Những loại củ mọc mầm không nên ăn
- 3 Hành mọc mầm có ăn được không? Bên cạnh hành, tỏi, thì khoai tây khi mọc mầm mọi người cũng không nên ăn
- 4 1. Khoai tây có màu xanh
- 5 2. Cà chua có vỏ nhăn nheo hoặc bong tróc
- 6 3. Hành tây mọc mầm
- 7 4. Hải sản có mùi tanh
- 8 Ăn thực phẩm “không còn hạn sử dụng” nguy hiểm thế nào?
Hành mọc mầm có ăn được nhưng chất dinh dưỡng đã mất đi rất nhiều
Hành là loại củ thích hợp được bảo quản khô. Phần lớn hành khi đã qua mùa thu hoạch đều được phơi khô hoặc sấy khô. Khi mua về, trước tiên loại bỏ lớp vỏ già, vỏ bị hỏng, căn cứ vào mức độ khô ẩm của hành mà xác định xem có cần tiếp tục làm khô. Khi khô ở mức 70% có thể xếp từng lớp ở nơi khô ráo thoáng gió, nếu bảo quản lâu cần chú ý đến nhiệt độ và ẩm ướt.
Những loại củ mọc mầm không nên ăn
Khoai tây: Mầm khoai tây có chứa solanin – một loại glyco-alkaloid đắng và độc. Loại độc này có chủ yếu ở chân mầm khiến cho khoai tây có vị đắng và rất độc người dùng không nên cố tình ăn.
Khoai lang: Khi phát hiện khoai lang lên mầm, bạn lên lấy dao nhọn khoét phần mầm rồi ngâm mới nước muối 10 phút rồi mới chế biến ăn. Chất độc trong mầm khoai lang sẽ khiến nhiều người đau bụng, nôn mửa.
Hành mọc mầm có ăn được không? Bên cạnh hành, tỏi, thì khoai tây khi mọc mầm mọi người cũng không nên ăn
Lạc: Độc tố được sản sinh trong quá trình mầm lạc phát triển. Đây là loại độc tố có hại cho cơ thể người và gây nên bệnh ung thư gan. Ban đầu mầm có màu vàng, sau đó chuyển thành màu xanh vàng và cuối cùng là màu xanh lục. Đề phòng lạc bị mốc và mọc mầm, ngay sau khi thu hoạch phải kịp thời phơi khô đến mức chứa lượng nước an toàn, đồng thời cất giữ ở nơi thoáng mát, khô ráo để tránh nhiễm khuẩn.
Gừng: Củ gừng khi mọc mầm vẫn còn vị cay nhưng sẽ không tốt cho sức khỏe bởi chất lưu huỳnh sinh ra trong quá trình chế biến. Chất độc trong gừng mọc mầm hoặc dập nát đặc biệt gây hại cho gan, thậm chí còn khiến tế bào gan bị nhiễm độc, biến tính, tổn hại tới công năng bài tiết của gan.
Cây họ đậu: Tuy rau mầm họ đậu được mệnh danh là giàu dưỡng chất, vitamin thúc đẩy quá trình phát triển và chống lão hóa nhưng cũng khó tránh khỏi có “ngoại lệ”.
Nếu ăn những thực phẩm này, bạn có thể bị ngộ độc thực phẩm hoặc tiếp xúc với lượng vi khuẩn có hại nguy hiểm.
Có rất nhiều dấu hiệu rõ ràng cho thấy loại thực phẩm nào đó trong tủ đựng thức ăn hoặc tủ lạnh của bạn đã bị hỏng, ví dụ như trông nó bị mốc, có mùi chua hoặc ôi thiu… Lúc này, đừng tiếc rẻ gì mà hãy bỏ chúng vào thùng rác. Thế nhưng, cũng có đôi khi bạn không nhận ra một thực phẩm nào đó đã bị hỏng và không nên ăn bởi nó không có biểu hiện cụ thể nào rõ ràng. Nếu không biết mà vẫn vô tình ăn phải thì rất có thể bạn sẽ gặp rắc rối cho sức khỏe.
Isabel Maples,chuyên gia dinh dưỡng có đăng ký tại Virginia cùng với 2 đầu bếp chuyên nghiệp là Alisa Rosa và Tryg Siverson sẽ giúp bạn nhận ra những dấu hiệu “tinh tế” tiết lộ thực phẩm đã… hỏng và không nên ăn. Rất có thể một số dấu hiệu sẽ khiến nhiều người ngạc nhiên đấy.
1. Khoai tây có màu xanh
Bạn vẫn có thể ăn những củ khoai tây này sau khi gọt bỏ hết các phần màu xanh của nó.
Có thể bạn tin rằng khoai tây có “độ bền” lâu hơn các loại củ khác nhưng một khi khoai tây có một chút thay đổi màu sắc thì tốt nhất bạn nên bỏ đi.
Isabel Maples, chuyên gia dinh dưỡng có đăng ký tại Virginia cho biết: “Màu xanh trong khoai tây không phải do để lâu mà xuất phát từ việc chúng được đặt ở gần mặt đất và tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, gây ra sự tích tụ của một hợp chất gọi là solanin”. Solanine được xem là một độc tố thần kinh, và khi con người ăn phải có thể sẽ bị buồn nôn và đau đầu, và có thể dẫn tới những vấn đề thần kinh nghiêm trọng và thậm chí là tử vong nếu tiêu thụ lượng độc tố vừa đủ.
Tuy nhiên, Maples nói rằng, bạn vẫn có thể ăn những củ khoai tây này sau khi gọt bỏ hết các phần màu xanh của nó. Mặc dù vậy, bạn cũng chỉ nên ăn với lượng vừa phải và đặc biệt không nên cho trẻ con ăn, vì cơ thể trẻ con nhỏ hơn khiến chúng dễ ngấm độc hơn. Để giảm thiểu nguy cơ, bạn nên để khoai tây ở nơi tối và mát mẻ, và khi khoai tây phát triển các đốm mềm, thối rữa và bốc mùi thì nên bỏ đi.
2. Cà chua có vỏ nhăn nheo hoặc bong tróc
Theo bếp trưởng Alisa Rosa, những loại trái cây và rau củ như cà chua, ớt và quả mọng… sẽ không còn tươi nữa nếu vỏ của chúng đã bị nhăn nheo, bong tróc hoặc bắt đầu mềm và teo đi.
Chia sẻ trên trang Insider, bà Rosa cho biết, khi đó, cà chua sẽ phân hủy và nó phát ra hơi ẩm cũng như bắt đầu phát triển nấm mốc. Lúc này, bạn nên bỏ chúng đi là tốt nhất. Ngoài ra, một quả cà chua chín tự nhiên khi cắt ra sẽ có màu đỏ đẹp mắt như bên ngoài, hạt màu trắng vàng với lớp màng bao bọc xung quanh hạt. Đặc biệt, cà chua ngon là những quả có phần thịt mềm, bột.
Nếu cắt ra thấy bên trong quả đã bị thối rữa hoặc hạt có màu xanh thì chị em hãy vứt ngay vào thùng rác, đừng dại ăn kẻo rước độc tố vào người.
3. Hành tây mọc mầm
Theo bếp trưởng Alisa Rosa, nếu hành tây của bạn bắt đầu nảy mầm, thì đã đến lúc bạn nên vứt chúng đi. Hành tây hay hành tím mọc mầm thì không phát sinh độc tố gây nguy hiểm, tuy nhiên, toàn bộ chất dinh dưỡng trong củ hành lại nuôi mầm đó khiến củ hành bị xốp, ọp, mất nước và không còn thơm ngon. Chính vì thế, ăn hành mọc mầm sẽ không có giá trị dinh dưỡng gì cho bạn cả.
4. Hải sản có mùi tanh
Nghe thì có vẻ kì lạ vì rõ ràng hải sản là phải có mùi tanh rồi nhưng mùi tanh được nói đến khi hải sản bị hỏng là mùi đặc biệt “tanh”.
Tryg Siverson, đầu bếp và đồng sáng lập, kiêm giám đốc ẩm thực của Feel Good Foods giải thích: “Cá tươi nên có mùi giống như đại dương. Cá càng có mùi tanh ươn thì chứng tỏ nó ở ngoài nước càng lâu”.
Bếp trưởng Rosa cũng cho rằng: “Cá thực sự tươi sẽ có mùi tanh nhưng kiểu như ngọt ngào, sạch sẽ của đại dương”.
Còn chuyên gia dinh dưỡng Maples lại chỉ ra một cách khác để phân biệt hải sản còn tươi hay bắt đầu hỏng. Đó là “nếu đó là một con cá tươi thì mắt nó phải trong, không bị đục”. Cô cũng nói thêm rằng hải sản cũng sẽ bắt đầu nhớt khi không còn tươi và đó là lúc bạn nên bỏ chúng đi.
Ăn thực phẩm “không còn hạn sử dụng” nguy hiểm thế nào?
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng nếu ăn những thực phẩm hết hạn, quá hạn sử dụng hoặc đang có dấu hiệu bị hỏng có thể khiến cơ thể tiếp xúc với vi khuẩn gây hại. Bác sĩ tim mạch Luiza Petre cho biết: “Thức ăn tươi thường rất bổ dưỡng nhưng khi nó không còn tươi nữa thì các chất dinh dưỡng quan trọng sẽ giảm đi, càng để lâu chúng càng ít dinh dưỡng hơn”.
Tệ hơn, nếu ăn những thực phẩm này, bạn có thể bị ngộ độc thực phẩm hoặc tiếp xúc với lượng vi khuẩn có hại nguy hiểm.
Chuyên gia dinh dưỡng Summer Yule, MS cho biết: “Nếu bạn ăn một thực phẩm đã quá hạn sử dụng hoặc bị hỏng, bạn có thể phát triển các triệu chứng ngộ độc thực phẩm, bao gồm sốt, ớn lạnh, co thắt dạ dày, tiêu chảy, buồn nôn và nôn’.
Tiến sĩ Clare Morrison của MedExpress cho biết thêm: “Thực phẩm đã hết hạn sử dụng có thể chứa một lượng vi khuẩn có hại nguy hiểm như E. coli và Bacteroides. Nếu bạn ăn chúng có thể dẫn đến đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy và thậm chí bị sốt”.
Đáng chú ý, một số độc tố vi khuẩn có trong thực phẩm hết hạn sử dụng có thể nguy hiểm đến tính mạng. Tiến sĩ Morrison cũng nói với trang Insider rằng ăn thực phẩm bị ô nhiễm cũng có nguy cơ tiếp xúc với độc tố của vi khuẩn, gây hại cho thận, có thể dẫn đến tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.
Theo: Insider, Usda
Discussion about this post