Tìm hiểu về câu hỏi
nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu thật sự là vấn đề quan trọng trong nghiên
cứu khoa học. Qua phần trình bày trong bài viết đầu tiên của nhóm đã được post
vào 13/03/2010, nhóm nhận thấy một số thiếu sót trong bài viết của mình, cụ thể
như: chưa định nghĩa rõ ràng về một số khái niệm, từ ngữ một số chỗ gây mơ hồ
khó hiểu, chưa có ví dụ cụ thể để chứng minh… Tất cả những thiếu sót đó hy vọng
sẽ được giải quyết trong bài viết này. Chân thành cảm ơn vì những ý kiến đóng
góp của thầy và các bạn!
Đối với bất kì một nghiên cứu khoa học nào thì
việc đầu tiên và quan trọng nhất chính là xác định được đề tài, mục tiêu nghiên
cứu – những mong muốn mà nhà nghiên cứu hi vọng sẽ đạt được, khám phá ra, giải
quyết được khi hoàn thành việc nghiên cứu (mục tiêu nghiên cứu khi đạt được,
giải quyết được qua nghiên cứu sẽ trở thành kết quả nghiên cứu).
Câu hỏi nghiên cứu là
câu hỏi được hình thành trên nền tảng của mục tiêu nghiên cứu. Nhà nghiên cứu
đưa ra câu hỏi nghiên cứu để góp phần làm chi tiết hơn, định hướng các bước cần
tìm hiểu để đạt được mục tiêu nghiên cứu. Câu hỏi nghiên cứu đồng thời cũng
được trả lời qua kết quả nghiên cứu
Ví dụ: Với đề tài “Điều tra di cư Việt
Nam năm 2004: Di dân và sức khỏe” thì những câu hỏi nghiên cứu được
đặt ra rõ ràng dựa vào mục tiêu nghiên cứu và trả lời bằng kết quả nghiên cứu.
Mục tiêu chính: Nghiên cứu mối liên hệ giữa
tình trạng di cư và sức khỏe
Mục tiêu
Câu hỏi
Kết quả
Mô tả mối liên hệ giữa tình trạng di cư và sức khỏe
Tình trạng sức khỏe của người di cư được đánh giá như thế nào so với những người không di cư? Nguyên nhân chủ yếu của sự khác biệt là gì? Nhân tố nào ảnh hưởng quyết định đến sức khoe của người di cư?
Di cư có tính chọn lọc về sức khỏe. Người di cư có sức khỏe tốt hơn người không di cư, mặc dù sự khác biệt này là không lớn. Điều này cũng đúng cho từng nhóm tuổi, từng giới và từng vùng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe người di cư gồm có: tuổi, tình trạng việc làm, nguồn nước, công trình vệ sinh, trình độ học vấn, hút thuốc, điều kiện nhà ở và nơi cư trú.
Cách thức để xây dựng
được câu hỏi nghiên cứu tốt:
– Xác định được mục tiêu nghiên cứu rõ
ràng.
– Trước khi tiến hành nghiên cứu cần có
những khảo sát về đối tượng nghiên cứu, qua đó tập hợp được những cơ sở dữ liệu
đề hình thành được mục tiêu nghiên cứu tốt. Và từ mục tiêu nghiên cứu tốt, rõ
ràng để hình thành câu hỏi nghiên cứu.
Ví dụ: Trước khi thực hiện đề tài trên, nhà
nghiên cứu có những cuộc khảo sát về mức sống các thành phố, số liệu thống kê
từ các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh…
Một câu hỏi nghiên cứu
tốt cần đáp ứng được những yếu tố sau:
– Câu hỏi gần gũi có khả năng giải quyết được
ở kết quả nghiên cứu. Dựa vào mục tiêu nghiên cứu được xác định, câu hỏi nghiên
cứu phải kích thích khả năng mở rộng các vấn đề cụ thể trong mục tiêu nghiên
cứu, gợi nên nhiều suy nghĩ, khả năng tư duy của nhà nghiên cứu. Đôi khi câu
hỏi nghiên cứu sử dụng cấu trúc gồm 2 vế nghịch lí, tương phản nhau để gợi nên
suy tưởng cho nhà nghiên cứu.
Ví dụ: Vì sao nhà nước chi nhiều trong
khoản thu ngân sách quốc gia để đảm bảo cho y tế mà vấn đề về y tế, sức khỏe
của người di cư và không di cư lại không nhận được đồng đều? (1)
– Câu hỏi nghiên cứu dựa vào mục tiêu
nghiên cứu mà mục tiêu của nhà nghiên cứu đáp ứng và giải quyết được vấn đề của
xã hội đương thời. Do đó câu hỏi nghiên cứu cũng mang tính xã hội, đi kịp với
những vấn đề đương đại.
– Câu hỏi đặt ra vấn đề mới cho một cách
tiếp cận cũ
– Câu hỏi nghiên cứu cần rõ ràng, dễ
hiểu, tránh gây hiểu nhầm. Câu hỏi nghiên cứu cần phù hợp với mục tiêu nghiên
cứu và có khả năng trả lời được trong kết quả nghiên cứu.
(1): Câu hỏi do nhóm
đặt ra không có trong bài nghiên cứu của tác giả
2.1. Phân biệt giả
thiết và giả thuyết
– Giả thiết: (toán học) là mệnh đề
được cho sẵn và không cần phải chứng minh.
– Giả thuyết: Điều tạm nêu ra
(chưa được chứng minh hoặc kiểm nghiệm) để giải thích một hiện tượng nào đó và
tạm được công nhận. (Từ điển Tiếng Việt)
Điểm khác nhau cơ bản
của giả thuyết và giả thiết là giữa cái cần chứng minh, cần kiểm nghiệm trong
nghiên cứu và cái được cho sẵn, thừa nhận và không cần quan tâm đến việc chứng
minh tính đúng sai của nó.
2.2. Khái niệm giả
thuyết nghiên cứu và vai trò của giả thuyết nghiên cứu.
– Giả thuyết nghiên cứu “là một
kết luận giả định do nhà nghiên cứu đặt ra để theo dõi, xem xét, phân tích,
kiểm chứng trong quá trình nghiên cứu.” (Vũ Cao Đàm, 1996).
Ví dụ:
Câu hỏi nghiên cứu
Giả thuyết nghiên cứu
Người di cư hiểu biết về các bệnh lây truyền qua đường tình dục như thế nào? Mức độ hiểu biết so với người không di cư nhiều hơn hay ít hơn? Nguyên nhân gây nên tình trạng trên
Người di cư thiếu hiểu biết về các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Tỉ lệ người di cư có sự hiểu biết thấp hơn so với người không di cư. Nguyên nhân gây nên vấn đề trên do yếu tố bất lợi về tâm lí, chi phí y tế, việc tiếp cận thông tin…
Với câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên
cứu trên có thể được xây dựng và giải quyết như sau:
– Giả thuyết nghiên cứu là câu trả lời
giả định cho câu hỏi nghiên cứu và bất biến trong quá trình nghiên cứu
– Giả thuyết phải phù hợp với điều kiện
thực tế trong nghiên cứu, phù hợp với khung lí thuyết tác giả sử dụng, nhiều
giả thuyết có khả năng kiểm nghiệm trong thực tế.
– Giả thuyết đóng vai trò là cơ sở, là
khởi điểm của một công trình nghiên cứu, đồng thời cũng có vai trò định hướng
cho công trình nghiên cứu đó. Giả thuyết nghiên cứu khi được kiểm chứng, được
khẳng định thì sẽ là cơ sở lí luận giúp ta nhân thức sâu hơn về bản chất của
đối tượng nghiên cứu. Ngay cả khi giả thuyết đó không phù hợp, bị bác bỏ thì
quá trình kiểm chứng cũng rất có ích trong quá trình tìm kiếm chân lí của nhà
nghiên cứu.
Với ví dụ đã được trình bày ở trên, nhóm nhận
thấy:
– Giả thuyết được đưa ra là câu trả lời giả
định cho câu hỏi nghiên cứu
– Trong bài viết, giả thuyết trên dựa vào kết
quả của các cuộc khảo sát từ trước là: “Di cư và sức khỏe” – Viện Xã hội học,
“Nghiên cứu di cư nông thôn, đô thị”… để đưa ra giả thuyết nghiên cứu trên. Đối
với giả thuyết trên còn phù hợp với cả khug lí thuyết di cư sức khỏe mà nhà
nghiên cứu sử dụng
– Trong trường hợp giả thuyêt nghiên cứu trên
được kiểm nghiệm là đúng ở kết quả nghiên cứu (82 – 83% người di cư biết đến
bệnh lây qua đường tình dục). Giả sử, kết quả nghiên cứu cho thấy giả thuyết
nghiên cứu trên là sai thì nhà nghiên cứu cũng có được những nhận định về kết
quả của mình so với các kết quả trước đó, càng tiến 1 bước dài trong hiểu biết
của mình.
Tầm quan trọng của giả
thuyết nghiên cứu:
– Giúp ta suy nghĩ nhìn nhân kĩ hơn về câu hỏi
nghiên cứu, hay chính xác hơn là mục tiêu nghiên cứu.
– Giả thuyết là sự trình bày mối quan hệ nhân
– quả đôi khi cũng miêu tả cho thấy khuynh hướng của sự thay đổi và sự phát
triển của đối tượng nghiên cứu
– Giả thuyết là công cụ, phương pháp luận chủ
yếu cho việc tổ chức quá trình điều tra. Vai trò phương pháp luận của giả
thuyết nghiên cứu thể hiện ở chỗ, nó là mắc xích, là quan điểm lí luận, là cơ
sở thực nghiệm của nghiên cứu, giúp ta khoanh lại các phạm vi mà vấn đề nghiên
cứu đặt ra.
Lưu ý
– Lí thuyết nghiên cứu ảnh hưởng đến giả
thuyết nghiên cứu. Nhà nghiên cứu có khuynh hướng đưa ra giả thuyết trên nền
tảng vững chắc của lí thuyết mà nhà nghiên cứu quan tâm và đặt niềm tin vào giá
trị khoa học hay tính đúng đắn của nó.
– Giả thuyết là giả đinh kết quả của
nghiên cứu nhưng lí thuyết là kết quả của quá trình kiểm nghiệm lâu
dài bằng những luận điểm, chứng cứ khoa học. Nếu giả thuyết được chứng minh
được tính đúng đắn bằng các bằng chứng khoa học thì nó khả năng trở thành lí
thuyết nghiên cứu
Hạn chế của giả thuyết
nghiên cứu:
Quá mong muốn khẳng định giả thuyết, do đó
người nghiên cứu nếu không có cái nhìn khách quan thì dễ đưa cuộc nghiên cứu đi
theo một hướng để nhằm khẳng định giả thuyết đặt ra. – Việc đưa ra các giả
thuyết nghiên cứu sẽ dễ dàng khiên người nghiên cứu bỏ qua các hiện tượng khác
cùng đồng thời xảy ra trong quá trình nghiên cứu. Điều này sẽ ảnh hưởng tới kết
quả nghiên cứu.
Theo quan điểm của
nhóm, hiện nay chưa có cách khắc phuc triệt để, chủ yếu nằm ở bản thân nhà
nghiên cứu, cần tiến hành nghiên cứu và kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu thật
kĩ càng để hạn chế đến mức tối đa những sai số có thể xảy ra.
Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu có
mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau( như đã được trình bày ở phần giả thuyết
nghiên cứu). Câu hỏi nghiên cứu hình thành thì mới có thể có được những giả
thuyết nghiên cứu. Theo nhóm, 2 yếu tố trên là không thể thiếu, bổ sung cho
nhau để hoàn thiện kết quả nghiên cứu.
*
* *
MỘT SỐ Ý KIẾN PHẢN HỒI
TRONG BÀI VIẾT ĐẦU TIÊN.
– Cần đưa nhiều quan điểm ở Việt Nam và thế
giới khác nhau như thế nào.
– Cần có những dẫn chứng cụ thể (chú ý phân
tích các bài nghiên cứu để chứng minh).
– Phân biệt câu hỏi nghiên cứu và lí
thuyết nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu. Mối quan hệ?
– Giả thích vấn đề được quan tâm là gì?
– Giả thích sự kết tinh của lí thuyết xã
hội đương thời.
– Câu hỏi phù hợp gần gũi có mâu thuẫn
với câu hỏi nghiên cứu sáng tạo
– Giả thuyết nghiên cứu đi theo nguyên lí
chung là gì?
– Chốt ý phần hạn chế của giả thuyết
nghiên cứu.
– Có thể thay đổi vị trí của câu hỏi
nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu được không. Sự cần thiết, vai trò.
– So sánh giữa yêu cầu giả thuyết nghiên
cứu tốt và hạn chế. Cho ví dụ chứng minh vai trò của giả thuyết nghiên cứu
– Không đồng ý với quan điểm của nhóm về
hạn chế của giả thuyết nghiên cứu làm nhà nghiên cứu bị ảnh hưởng chủ quan, góp
phần làm sai lệch kết quả nghiên cứu
– Định nghĩa rõ ràng câu hỏi nghiên cứu.
Câu hỏi nghiên cứu được đặt ra vào giai đoạn nào của nghiên cứu
– Có mâu thuẫn không giữa
mâu câu hỏi kích thích ý tưởng sáng tạo và câu hỏi gần gũi.
– Giả thuyết nghiên cứu là bất biến
(không thay đổi) trong quá trình nghiên cứu.
– Câu hỏi nghiên cứu à Giả
thuyết nghiên cứ ?
Chân thành cảm ơn góp
ý của các bạn, hy vọng bài viết trên đã giải quyết được những thắc mắc đã nêu
trên.
Mong các bạn đóng góp
để nhóm hoàn thiện bài làm của mình.
Discussion about this post